Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn lo lắng không biết mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò kh...
Thứ Ba, 30/05/2023
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn lo lắng không biết mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Hãy cùng CamNangChamSocSucKhoe.com đi tìm lời giải đáp cho vấn đề người tiểu đường có ăn được thịt bò không để có được một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, đủ chất mà vẫn kiểm soát tốt lượng đường trong máu nhé!
Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và thịt bê.
Vậy, bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Bệnh nhân có thể ăn nhưng NÊN HẠN CHẾ. Theo một nghiên cứu được thực hiện trong 4 năm, những người ăn thịt đỏ hằng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 48% so với những người khác. Ngược lại, những người giảm ăn thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu khác cho rằng ăn thịt đỏ trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2 và bệnh mạch vành. Hàng ngày ăn khoảng 50g thịt đỏ đã qua chế biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên hơn 51%; còn con số này khi ăn 100g thịt tươi là 19%.
Thịt đỏ đã qua chế biến nói chung (thịt ướp muối, xông khói, sấy khô hoặc đóng hộp như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông, thịt bò tẩm ướp sẵn và thịt hộp) có hại cho sức khỏe của mọi người chứ không chỉ riêng gì bệnh nhân tiểu đường.
Người ta tin rằng các chất bảo quản, chất phụ gia như nitrit, nitrat được thêm vào thịt bò trong quá trình sản xuất có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại cho tuyến tụy (cơ quan sản xuất insulin) và tăng khả năng kháng insulin.
Hơn thế nữa, phương pháp chế biến thịt cũng làm tăng thêm nguy cơ. Khi được nấu chín dưới nhiệt độ cao (như quay, nướng, chiên), thịt bò sẽ tạo thành các hóa chất độc hại như hydrocacbon thơm đa vòng, amin thơm dị vòng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cả ung thư.
Ngoài ra, thịt bò giàu chất béo bão hòa, cholesterol, đạm động vật và sắt. Các nhà khoa học nghi ngờ những chất này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân tại sao thì vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng, nhưng có một số quan điểm cho rằng sự quá tải sắt trong cơ thể đã thúc đẩy đề kháng insulin và làm tăng lượng đường trong máu.
Cơ thể con người cần protein để xây dựng, sửa chữa cấu trúc và tạo ra các enzyme, hormone cho quá trình trao đổi chất. Thịt đỏ cũng là một phần của nhóm thực phẩm giàu protein mà bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung.
Đừng quá lo bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Bạn vẫn có thể bổ sung thịt bò trong chế độ ăn nhưng hãy lưu ý rằng:
Ngoài vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không thì người bệnh cũng nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy lấp đầy một phần tư đĩa thức ăn trong mỗi bữa của bạn bằng các loại thực phẩm giàu chất đạm khác lành mạnh hơn như:
Bệnh nhân tiểu đường nên có 1-2 bữa trong tuần không thịt và thay thế bằng protein từ thực vật như đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phụ và đậu nành. Protein từ thực vật sẽ cung cấp thêm nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể mà protein từ động vật không có.
Nếu bạn đang điều trị bệnh tiểu đường, hãy cố gắng ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều chất xơ từ trái cây và rau quả; đồng thời cắt giảm thịt đỏ và thịt đã qua chế biến cũng như ăn nhạt hơn.
Hi vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không. Kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu thông qua chế độ ăn là một trong những chìa khóa giúp bệnh nhân sống khỏe hơn với bệnh.
Xin lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế lời khuyên và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa