Nếu đo được chỉ số huyết áp 150/100 mmHg có cao không? Lỡ chỉ số huyết áp này cao thì phải làm gì để kiểm soát tốt? Cùng CamNangChamSocSucKhoe.com đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé! Huyết áp là g...
Thứ Tư, 21/06/2023
Nếu đo được chỉ số huyết áp 150/100 mmHg có cao không? Lỡ chỉ số huyết áp này cao thì phải làm gì để kiểm soát tốt? Cùng CamNangChamSocSucKhoe.com đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Muốn biết huyết áp 150/100 mmHg có cao không thì trước tiên, bạn cần hiểu rõ huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch khi nó chảy qua đây và được đo bằng đơn vị milimét thủy ngân (mmHg). Trong đó bao gồm:
Để trả lời cho vấn đề huyết áp cao là bao nhiêu, huyết áp 150/100 mmHg có cao không, bạn cần phải đo huyết áp đúng quy trình và so sánh với bảng chỉ số huyết áp. Theo hướng dẫn mới cập nhật của CDC Việt Nam, huyết áp được phân độ như sau:
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là khi huyết áp tâm thu 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90mmHg. Vậy, huyết áp 150/100 mmHg có cao không, câu trả lời là CÓ.
Trong trường hợp này, huyết áp tâm thu 150 thuộc mức tăng huyết áp độ 1, huyết áp tâm trương 100 lại thuộc mức tăng huyết áp độ 2. Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn giá trị ở mức cao hơn để xếp loại. Vì vậy, chỉ số huyết áp 150/100 mmHg thuộc mức tăng huyết áp độ 2.
Huyết áp 150/90 mmHg có cao không? Tương tự, câu trả lời vẫn là CÓ và chỉ số này lại thuộc mức tăng huyết áp độ 1. Vì trong trường hợp này, cả huyết áp tâm thu và tâm trương đều thuộc mức tăng huyết áp độ 1.
Khi đã đo được chỉ số huyết áp 150/100 mmHg hay 150/90 mmHg, bạn đừng vội vàng kết luận. Bởi huyết áp có thể thay đổi trong suốt cả ngày do nhiều yếu tố như: ăn mặn, cường độ luyện tập, hút thuốc lá, căng thẳng thần kinh, uống rượu bia hay caffein, cũng như các bệnh lý mạn tính mắc kèm. Vì vậy, hãy đo huyết áp ít nhất 2 lần và mỗi lần nên đo cách nhau khoảng 5 phút, đồng thời theo dõi chỉ số này trong nhiều ngày.
Ngoài ra, việc đo huyết áp tại nhà có thể xảy ra sai số do máy đo, người đo. Vì vậy, khi nghi ngờ chỉ số huyết áp của mình cao, bạn nên đến cơ sở y tế để được nhân viên y tế đo và kết luận.
Huyết áp cao là một bệnh lý mạn tính, gây nhiều sức ép đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian. Từ đó, bệnh này gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như: nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, suy tim, phình động mạch chủ, tai biến mạch máu não, suy thận..., thậm chí là tử vong.
Hiểu rõ huyết áp 150/100 mmHg có cao không sẽ giúp bạn chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị để kiểm soát tốt huyết áp. Huyết áp mục tiêu cần đạt cho những bệnh nhân cao huyết áp độ 2 là < 140/90 mmHg. Nếu nguy cơ biến chứng tim mạch từ cao đến rất cao thì mục tiêu huyết áp cần đạt là < 130/80 mmHg.
Các biện pháp kiểm soát huyết áp bao gồm:
Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số huyết và có thể thay đổi tăng/giảm liều, cũng như phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc tùy theo tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Hãy thông báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc điều trị cao huyết áp. Khi điều trị đã đạt được huyết áp mục tiêu, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục duy trì điều trị lâu dài kèm theo tái khám định kì và theo dõi chặt chẽ với bác sĩ.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc huyết áp 150/100 mmHg có cao không để bạn chủ động điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Cao huyết áp là một căn bệnh mạn tính cần được theo dõi, cũng như điều trị suốt đời. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý ngừng điều trị mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Xin lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế lời khuyên và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa