Kính áp tròng cận là loại kính được làm từ chất liệu đặc biệt, giúp bạn có thể đeo kính trực tiếp vào mắt mà không cần có gọng kính như các loại kính cận truyền thống. Vậy, kính áp tròng cận giá bao nh...
Thứ Tư, 28/06/2023
Kính áp tròng cận là loại kính được làm từ chất liệu đặc biệt, giúp bạn có thể đeo kính trực tiếp vào mắt mà không cần có gọng kính như các loại kính cận truyền thống. Vậy, kính áp tròng cận giá bao nhiêu và có nên đeo thay kính cận hay không? Cùng CamNangChamSocSucKhoe.com đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
Kính áp tròng cận là những miếng nhựa mỏng, trong suốt mà bạn đeo vào mắt để cải thiện thị lực. Đây là một sự lựa chọn tối ưu hơn, thường dùng phổ biến nhất là thay thế cho kính cận thông thường. Khi đeo, kính sẽ nằm trên bề mặt phía trước của mắt (giác mạc) giúp khắc phục các vấn đề về thị lực do cận thị gây ra.
Đặc biệt, kính áp tròng mềm dùng một lần được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) xác nhận là có thể làm chậm tiến triển tình trạng cận thị ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi.
So với loại kính cận có gọng truyền thống, kính áp tròng cận sở hữu một số ưu điểm sau đây:
Hiện nay, trên thị trường, kính áp tròng cận có nhiều loại khác nhau cho người dùng có thể thoải mái lựa chọn tùy theo độ cận, cũng như nhu cầu và mục đích sử dụng. Cụ thể như sau:
Kính áp tròng cứng
Loại kính áp tròng cứng phổ biến nhất là thấu kính thấm khí cứng (RGP). Loại kính áp tròng cận loạn này thường được làm từ nhựa kết hợp với các vật liệu khác. Nó còn phù hợp cho những người bị loạn thị và giác mạc hình chóp.
Kính có độ bền cao, tuổi thọ có thể kéo dài đến vài năm. Tuy nhiên, bác sĩ nhãn khoa vẫn khuyến khích nên thay thế kính định kỳ để tránh các biến chứng có thể xảy ra theo thời gian.
Kính Ortho-K (Orthokeratology) là một loại kính áp tròng cứng đặc biệt được chỉ định đeo qua đêm trong khi ngủ (ít nhất 8 giờ mỗi đêm) giúp nhẹ nhàng thay đổi độ cong của giác mạc để điều chỉnh thị lực tạm thời. Loại kính này chủ yếu được dùng để điều chỉnh cận thị, tuy nhiên, hiệu quả điều chỉnh thị lực có thể biến mất khi bạn ngừng đeo. Bạn cần đeo kính mỗi đêm hoặc theo lịch trình mà bác sĩ nhãn khoa chỉ định để duy trì hiệu quả.
Kính áp tròng mềm
Hầu hết mọi người thường ưu tiên chọn đeo kính áp tròng mềm bởi khi đeo sẽ tạo cảm giác mỏng nhẹ, thoải mái và dễ chịu. Các loại kính áp tròng mềm bao gồm:
FDA Hoa Kỳ phân loại tất cả các loại kính áp tròng là thiết bị y tế, cho dù chúng có tác dụng điều chỉnh thị lực hay chỉ được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ như thay đổi màu mắt. Vì vậy, kính áp tròng cận không phải là một phụ kiện thời trang thông thường. Đây là một thiết bị y tế cần có đơn thuốc từ bác sĩ nhãn khoa để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Việc đeo kính áp tròng cận không theo chỉ định của bác sĩ, đeo quá lâu, đeo kính có độ không phù hợp có thể gây ra vết cắt, vết xước, vết loét hở và tổn thương giác mạc, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Ngoài ra, nếu không vệ sinh và bảo quản kính không đúng cách thì cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác về mắt, chẳng hạn sưng và đau mắt dữ dội. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần phải phẫu thuật ghép giác mạc để điều trị, thậm chí là bị mù lòa.
Vì vậy, muốn sử dụng kính áp tròng cận thường xuyên thì hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa là bạn có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không để nhận được lời khuyên phù hợp.
Bạn có thể thắc mắc kính áp tròng cận giá bao nhiêu và đắn đo trước khi quyết định sử dụng loại kính này thay thế cho kính gọng truyền thống. Giá kính áp tròng cận sẽ rơi vào khoảng 150.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ/cặp kính. Giá cả có sự chênh lệch cao như vậy vì còn tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:
Hi vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn một số thông tin hữu ích. Kính áp tròng cận là dòng sản phẩm được dùng với mục đích điều chỉnh tật khúc xạ thì cách lựa chọn và cách dùng nên cẩn thận hơn so với những loại kính áp tròng thông thường khác. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ nhãn khoa.
Xin lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế lời khuyên và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa