Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có tốt không?

Ngâm chân kết hợp massage được xem là một phương pháp thư giãn được rất nhiều người yêu thích. Vậy, người bị giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không? Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có tác dụng gì không...

Thứ Tư, 21/06/2023

Ngâm chân kết hợp massage được xem là một phương pháp thư giãn được rất nhiều người yêu thích. Vậy, người bị giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không? Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có tác dụng gì không? Cùng CamNangChamSocSucKhoe.com đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch giãn rộng ra một cách bất thường. Bất kỳ tĩnh mạch nào cũng có thể bị giãn. Giãn tĩnh mạch thường ảnh hưởng nhất đến các tĩnh mạch ở chân (suy giãn tĩnh mạch chân). Đó là bởi vì chúng ta thường xuyên đi lại hoặc đứng trong thời gian dài, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch của chi dưới.

Đối với nhiều người, chứng giãn tĩnh mạch nhẹ và chỉ gây ra các vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với những người khác, giãn tĩnh mạch có thể gây đau nhức, sưng tấy và rất khó chịu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, giãn tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị. Vậy, ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có được không?

Bạn có thể quan tâm: Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có tác dụng gì không?

ngam-chan-tri-suy-gian-tinh-mach-co-tac-dung-gi-khong

Động mạch mang máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Tĩnh mạch đưa máu từ phần còn lại của cơ thể chảy về tim. Các van nhỏ trong tĩnh mạch mở ra khi máu chảy về tim, sau đó, đóng lại để ngăn máu chảy ngược lại. Nếu các van này bị suy yếu hoặc tổn thương, khiến dòng máu không thể lưu thông đúng cách, máu sẽ chảy ngược và đọng lại trong tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch căng ra hoặc xoắn lại, dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch.

Vì vậy, ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch chưa chắc đã tốt. Nếu người bệnh ngân châm bằng nước ấm sẽ khiến tĩnh mạch càng giãn thêm, làm tăng áp lực dòng máu trong tĩnh mạch. Nhiều người còn bị tăng nặng cảm giác đau đớn, khó chịu.

Tuy nhiên, người suy giãn tĩnh mạch vẫn có thể ngâm chân với nước lạnh để giúp các mạch máu co lại, chân đỡ đau hơn và nhận được những lợi ích khác như:

  • Kích thích các cơ và hệ thần kinh, giúp giảm đau nhức
  • Thúc đẩy lưu thông máu huyết
  • Tăng cường tính đàn hồi của thành mạch
  • Hồi phục sức khỏe tổng thể và mức năng lượng
  • Thư giãn, giảm căng thẳng và tăng khả năng tập trung
  • Tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hướng dẫn ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch đúng cách

  • Bước 1: Chuẩn bị chậu nước lạnh khoảng từ 11,6 20 độ C để ngâm chân;
  • Bước 2: Lau và vệ sinh chân sạch sẽ trước khi ngâm;
  • Bước 3: Ngâm từ dưới phía mắt cá chân trở xuống, kết hợp massage hoặc dậm chân tại chỗ trong khoảng 5 phút và tối đa không ngâm quá 10 phút. Bạn có thể kết hợp với các loại thảo dược hoặc thuốc ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch để tăng hiệu quả;
  • Bước 4: Lau sạch chân và thư giãn.

Thời điểm ngâm chân tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch vào thời điểm này sẽ vừa giúp làm dịu cơn đau, mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu, vừa giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Những lưu ý khác bạn nên biết

luu-y-khac-ben-canh-ngam-chan-tri-suy-gian-tinh-mach

Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng trong trường hợp bệnh nhẹ. Vì vậy, bạn nên chú ý:

  • Hiệu quả của liệu pháp này còn tùy thuộc vào mức độ giãn tĩnh mạch là nặng hay nhẹ và tình hình sức khỏe tổng thể của người bệnh;
  • Tuyệt đối không nên lạm dụng ngâm chân quá nhiều lần trong ngày hay ngâm chân mỗi ngày mà không hỏi ý kiến bác sĩ;
  • Tránh việc ngâm chân trong nước lạnh quá lâu (quá 10 phút) cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe;
  • Tránh ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch nếu có vết loét trên bàn chân, bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, đang dùng máy tạo nhịp tim hoặc thiết bị điện cấy ghép khác hoặc mắc bệnh thần kinh do tiểu đường;
  • Không áp dụng phương pháp này cho trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp ngâm chân với các biện pháp sau đây để tăng cường lưu lượng máu đến chân và làm giảm sự khó chịu do giãn tĩnh mạch chân:

  • Nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm
  • Mang vớ nén y khoa
  • Tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ thường xuyên
  • Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, ít muối
  • Tránh giày cao gót và quần áo bó sát, chật chội
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý thay đổi tư thế thường xuyên
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân lành mạnh nếu thừa cân
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia

Mặc dù không có cách chữa dứt điểm chứng suy giãn tĩnh mạch, tuy nhiên, những phương pháp điều trị tại nhà như ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có thể làm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu một cách tạm thời. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, không tốn nhiều chi phí mà bạn có thể áp dụng thử. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng khó chịu kéo dài hãy thăm khám sớm với bác sĩ để được điều trị nếu cần.

Xin lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế lời khuyên và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Bài viết liên quan

Đối Tác Của Chúng Tôi: QH88 , BJ88